(Inside Out & Back Again: A Novel by Thanhha Lai. HarperCollins, 2011. 272 trang. $15.99 nguyên thủy; $4.49-10.80 tại amazon.com)
Bài của Susan Carpenter
Nguồn: Los Angeles Times, December 11, 2011
Trần Hữu Thuần (dịch)
Hoa kì tự hào là một bình hòa trộn, nhưng nhiều câu chuyện di dân làm thành bát thịt bò độc đáo của chúng ta không phải luôn được biết đến va thậm chí ít thường được xuất bản bởi nhà xuát bản chính dòng. Lấy Thanhha Lai, người, trong cuốn “Lật trong ra ngoài rồi lật lại” (Inside Out & Back Again), ghi theo thời gian chuyển dịch của gia đình bà đến Hoa kì từ quê hương Việt Nam của bà năm 1975, không lâu sau khi Sài Gòn sụp đổ.
Cuốn tiểu thuyết bằng thơ này, dựa trên các kinh nghiệm của Lai, được viết theo một văn thể tiện tặn, nhưng hiểu được chẳng mang dấu vết nào về các nỗ lực của bà để học tiếng Anh như là một di dân đã 10 tuổi. Kể lại từ quan điểm của Hà, với hành động phơi bày theo thời hiện tại, câu chuyện bắt đầu vào ngày 11 tháng 2, ngày thứ nhất của năm âm lịch, Tết. Theo người thầy bói mà mẹ Hà luôn đến viếng trong dịp lễ lạc hàng năm, cuộc sống của gia đình bà sắp “quay trong ra ngoài” khi đối kháng giữa người Mĩ và Việt Cộng tiếp tục trong cuộc nội chiến.
Trước hết, có ít dấu chỉ cho thấy một tiên đoán như vậy sẽ thành sự thực. Cha Hà đã mất tích chín năm về trước, nhưng cuộc sống dẫu dẫu vậy vẫn tốt đẹp. Mẹ Hà có công việc đều đặn như là một thư kí và một thợ may, còn Hà và ba người anh của cô được ghi tên vào trường học. Nhưng khi hàng xóm láng giềng người Việt của họ không còn chịu nổi tiền mua quần áo nữa, gia đình Hà cảm thấy ảnh hưởng của chính quyền của họ đang rõ dần với thợ may. Tiền bạc hiếm hoi và ngày càng mất giá trị. Thực phẩm ngày càng khó mua được.
“Mẹ lường gạo còn lại trong thùng. Không đủ kéo dài đến kì lương vào cuối tháng. Chân mày bà nhíu lại như áo quần giặt đang khô nhăn. Khoai lang khoai mì ăn thấy dễ chịu trộn với gạo, bà nói, rồi mỉm cười, như thể tôi không biết người nghèo làm đầy bụng con họ thế nào,” Hà viết trong một chương một trang, như tất cả các chương trong cuốn sách này, ngắn ngủi và dựa trên thứ tự ngày tháng.
Chính vào ngày 13 tháng 4, chỉ hai tháng kể từ ngày Tết. Hai tuần sau, từng thành viên gia đinh cho vào một túi vải nhà may “một quần dài, một quần cụt … ba cục cơm nắm, một tùy ý.” Hà chọn đem theo con búp bê. Cô để lại hình ảnh, cái võng cô ngủ trưa và cây đu đủ cô chăm sóc đến khi ra trái, và được dẫn vào một chiếc thuyền đầy người của hải quân Việt Nam bỏ lại. Ở đó cô và hàng ngàn người tị nạn Sài Gòn khác nhìn bom ném xuống một thành phố mà xem ra sẽ không nhìn thấy lại.
Đó là một cảnh rùng mình thậm chí tưởng tượng đến, nói chi sống qua, nhưng tinh thần lanh ma và thông tuệ của Hà ngưng câu chuyện trước khi trở thành sướt mướt. Lo âu của Hà đặt nền tảng trên kinh nghiệm cụ thể đơn giản, ví như khẩu phần lương thực hàng ngày, cũng như các quan sát và giao tiếp của bà trên con thuyền, nơi bà trải qua nguyên một tháng trước khi được cứu.
“Lật trong ra ngoài rồi ngược lại” được chia thành ba phần chính: Sài Gòn, Trên biển và Alabama, nơi Hà và gia đình bà chuyển đến sau khi được một người “cao bồi” không cỡi ngựa đủ phương biện và bà vợ không đồng ý của ông ta bảo trợ.
“Thảm cỏ xanh trước mọi căn nhà. Cửa sổ rộng rãi trước rèm cửa đóng kín. Lối đi tráng xi măng trên đó chẳng ai bước đi. Xe lớn ngang qua không thường. Chẳng một tiếng ồn ào. Sự cô đơn sạch sẽ, im ắng” là kinh nghiệm của Hà. Nhưng nó trở nên tệ hại hơn khi cô vào trường học. Cho dẫu thông tuệ và có giáo dục ở quê nhà, Hà bị trêu chọc không ngần ngại và bị đối xử như một trường hợp tội nghiệp. Nhà cô thường xuyên bị ném đá, giấy vệ sinh và gạch.
Chẳng ngạc nhiên khi Hà nghĩ: “Có lúc tôi chọn lựa thời chinh chiến ở Sài Gòn hơn thời bình an ở Alabama.”
Hội nhập không phải là một kinh nghiệm dễ dàng, nhưng hiếm khi người đọc được cho một cơ hội để kinh nghiệm các đặc điểm của nó, và còn hiếm hơn được nghe từ một quan điểm Việt Nam. Chân dung hư cấu của Lai về Hà có thể không trở nên được biết đến nhiều như bức ảnh đoạt giải Putlitzer Phan Thi Kim Phúc 9 tuổi chạy trần truồng và bị tấn công bằng bom na pan đốt cháy trong Chiến tranh Việt Nam. Nhưng y như bức tranh đó đáng giá một ngàn lời lẽ, “Lật trong ra ngoài và ngược lại” của Lai vẽ ra một chân dung khác, cần đến nhiều hơn—một chân dung làm thành con người những gì chẳng vậy sẽ là một kinh nghiệm lịch sử trong sách.