(In the Course of a Lifetime: Tracing Religious Belief, Practice, and Change by Michelle Dillon and Paul Wink. Berkeley, CA: University of California press, 2007. $25.95 nguyên thủy; $5.55 tại amazon.com)
Bài của Mathhew Loveland, Le Moyne College, Syracuse, NY 13214
Nguồn: Catholic Books Review
Trần Hữu Thuần (dịch)
Theo dòng đời (In the Course of a Lifetime) của Michelle Dillon và Paul Wink cung cấp một diễn dịch nhiều sắc thái, thông tin thần học về dữ kiện phong phú của tôn giáo Mỹ. Việc nghiên cứu vĩ tuyến dõi lại các niềm tin và kinh nghiệm tôn giáo của một nhóm mẫu người California từ trưởng thành đến lớn tuổi. Việc sử dụng các dữ kiện định tính và định lượng cho phép một chiều sâu và chiều rộng đáng hoan nghênh của việc phân tích.
Các tác giả tập chú vào vai trò mà tôn giáo nắm giữ trong cuộc sống hàng ngày của người Mỹ, nhưng liên kết các kinh nghiệm đó với các xu hướng xã hội rộng lớn hơn một cách thuyết phục. Các phân tích định lượng phơi bày triều lên xuống của tính tôn giáo qua dòng đời, cho phép các nhận thức phức tạp về vai trò xã hội hóa tôn giáo người trưởng thành ở cuộc sống cuối đời, và duy trì một phân tích hấp dẫn về tôn giáo và thành kiến ở chương 8. Tuy nhiên, mỗi chương bao gồm nhiều dẫn chiếu đến các cuộc phỏng vấn định tính thực hiện cùng với các cuộc khảo sát định kỳ. Các dẫn chiếu đó cho phép Dillon và Wink chỉ ra sự phức tạp mà nếu không như thế có thể bị lãng quên với việc phân tích thuần túy định tính. Một lần nữa, điều này được minh họa rõ ràng trong chương 8 bởi một người trả lời diễn đạt các thái độ làm cho văn cảnh phối hợp thống kê mạnh mẽ giữa tính mộ đạo và chủ thuyết độc đoán.
Cuốn sách cũng kéo sự chú ý của chúng ta đến việc tiếp diễn kinh nghiệm tôn giáo Mỹ, như chỉ một mình việc nghiên cứu kinh tuyến có thể làm. Ví dụ, Dillon và Wink áp dụng cách xử lý “Mô hình mới” (New Paradigm) để giải thích tính tự nguyện và sức sống tôn giáo họ tìm thấy giữa các người tham gia vào kế hoạch. Tuy nhiên, họ lập luận rằng một tường thuật quay về những năm 1960 như là giai đoạn chuyển hóa từ tính tôn giáo cộng đoàn đến cá nhân bỏ mất chủ thuyết cá nhân phổ biến giữa các người tham gia nghiên cứu vào những năm 1950. Cũng vậy, khi họ đề ra lập luận này, họ cẩn thận thảo luận làm sao các khiếm khuyết khả dĩ của kế hoạch có thể ảnh hưởng trên các phát hiện của họ. Trong trường hợp này, vì mọi người tham gia đều sống tại California, họ chỉ ra tính đa số tôn giáo lớn hơn của khu vực, vào lúc đó, so sánh với các khu vực khác tại Hoa kỳ. Tính nghiêm chỉnh theo phương pháp của Dillon và Wink và việc diễn đạt cẩn thận các dữ kiện sẽ được những ai đọc tác phầm của họ đánh giá rất cao.
Cũng đáng được ghi nhận rằng các tác giả đã kết hợp bối cảnh tuần tự tuân theo kỹ luật của họ với xã hội học và tâm lý học rất khéo léo. Dillon và Wink thành công xuyên suốt cuốn sách trong nỗ lực liên kết xu hướng xã hội với kinh nghiệm cá nhân. Người đọc cảm nhận một thể loại liên kỹ luật tự ý thức báo trước mỗi chương. Cuốn sách là một ví dụ hay về sự trao đổi giữa xã hội học và tâm lý học. Tôi nhận thấy điều này là một đặc tính hấp dẫn của cuốn sách khi người ta có thể nhìn thấy trước việc nó gây cảm hứng cho một loạt nghiên cứu trong tương lai về bất cứ lãnh vực nào, trong khi đồng thời khuyến khích việc định vị (triangulation) của các phương pháp và kỹ luật có thể gia tăng nhận thức của chúng ta về tôn giáo Mỹ. Ân cần giới thiệu tác phẩm của Dillon và Wink với người đọc.