(Christ in the Gospels of the Liturgical Year by Raymond E. Brown. Liturgical Press, 2008. 437 trang. $29.95 nguyên thủy; 18.44-19.77 tại amazon.com)
Bài của Francis Berna, OFM, La Salle Unviersity, 1900 W. Olney Avenue, Philadelphia, PA 19141-1199
Nguồn: Catholic Books Review, 2008
Trần Hữu Thuần (dịch)
Cuốn sách này cần thời gian! Bản văn đòi hỏi thời gian không phải cho nhận thức khái niệm. Không bản văn xứng đáng có thời gian để kinh nghiệm như là một tuyển tập các suy niệm học giả về con người của Đức Kitô trong tuyên xưng vào ngày Chúa nhật. Người ta cần “cân nhắc các điều đó trong tâm hồn.” Thêm vào đó, vừa học giả vừa người thuyết giảng sẽ được lợi ích từ việc đọc các ý niệm chi tiết. Chúng không làm xao lãng việc suy niệm.
Để kỷ niệm năm thứ mười cái chết của Raymond Brown, Ronald Witherup biên tập tác phẩm trong mười năm đã xuất bản trước đây của Brown gồm sáu bản văn ngắn. Cùng với John Donahue, người biên tập cung cấp các luận văn dẫn nhập và soạn cho phù hợp với cho các dẫn chiếu văn bản bên trong. Các luận văn này giúp người đọc đánh giá cao phương pháp luận văn chương của Brown cũng như nêu lên kinh nghiệm đã sống của Brown liên kết học thuật kinh thánh vững chắc với việc thuyết giảng kinh thánh hữu hiệu. Chuẩn bị thế xong, người ta trông chờ cân nhắc hình ảnh của Đức Kitô qua các mùa của năm phụng vụ và một chuyến đi ngắn vào mùa quanh năm.
Một học giả quen thuộc với công việc luận giải lớn lao của Brown sẽ thấy ít có gì mới trong việc nghiên cứu kinh thánh. Ông nhiều lần đề ra một vụ việc vững chắc cho việc sử dụng phương pháp lịch sử phê phán (historical-critical method) trong học thuật kinh thánh Công giáo. Ông ghi chú các ý kiến khác nhau trong học thuật vừa Công giáo vừa Tin lành. Brown duy trì một quan điểm cân đối, được nâng đỡ vững vàng, trung dung trong phần lớn các vấn đề.
Suy niệm trên việc “Đức Kitô đến trong Mùa Vọng,” Brown dẫn dắt người đọc qua các tường thuật truyền tin và phả hệ. Các nhà thuyết giảng và người khác ít quen thuộc với học thuật Tân Ước sẽ hưởng được những gì có thể là các nhận thức mới liên quan đến sự tương hợp giữa các khuôn mặt của Daniel và Zechariah. Tương tự, các người đọc như vậy sẽ đánh giáo cao sự liên kết của Brown về Giêrusalem với truyền thống tư tế của Israel và Nazareth với truyền thống David. Học giả và người thuyết giảng như nhau sẽ vui thú được nhắc nhở rằng “Thiên Chúa viết không thẳng hàng” và “Thiên Chúa không luôn luôn chọn điều tốt nhất.”
Bất cứ ai đã đau khổ vì một hoạt cảnh trẻ em vào Lễ Giáng sinh nên chọn bản văn này nếu chỉ để xem xét “Một Đức Kitô trưởng thành vào Lễ Giáng sinh.” Các người đọc đó có thể thất vọng khi Brown làm mất vẻ huyền thoại về việc diễn dịch đứa trẻ trong máng cỏ liên quan đến người không nhà cửa và nghèo khó ngày nay. Theo Luca, các người chăn chiên tìm thấy Đức Kitô trong máng cỏ kéo theo việc sụp đổ lời than phiền của Thiên Chúa chống Israel, “Con bò đực biết chủ nó và con lừa biết cái máng của Chúa nó; nhưng Israel đã không biết ta, và dân ta đã không hiều ta” (Is 1, 3). Brown viết, “Dân của Thiên Chúa đã bắt đầu biết cái máng của Chúa họ” (116). Đọc các dòng chữ đó, Browm triển khai Đức Maria như là một tông đồ thực sự, một tông đồ nghe lời mời của Thiên Chúa và chấp nhận.
Nghiên cứu câu chuyện Giáng sinh thứ ba, “Việc tìm thấy Trẻ Giêsu trong Đền thờ,” Brown giúp người đọc đánh giá chiều sâu thần học của bản văn. Ông nhấn mạnh đến nguồn gốc sau phục sinh của các bản văn phúc âm và ghi nhận làm sao tác giả viết vào câu chuyện rằng “Trẻ em này phải là những gì con người đã được biết phải trở thành” (135). Cước chú ở trang 140 xứng đáng sự chú ý nhiều hơn khi tác giả làm sáng tỏ rằng bản văn phúc âm nói và không nói về tri thức của Đức Giêsu về tính siêu nhiên của Người—thần học tuyệt vời xứng đáng tìm hiểu xa hơn là một tóm lược ngắn gọn trong bản lược duyệt này! Cuối cùng, Brown giúp người đọc đánh giá làm sao câu chuyện này dùng như một dẫn nhập chung chung đến cuộc Thương khó của Đức Giêsu.
Tập chú vào một “Đức Kitô bị đóng đinh trong Tuần thánh,” Brown thận trọng nghiên cứu từng tường thuật Thương khó. Một lần nữa người ta tìm thấy hình ảnh hấp dẫn để phát triển định kiến quá quen thuộc của người ta. Ví dụ, Brown xem xét agonia của Đức Giêsu trong Vườn trong Phúc âm của Luca. Định kiến quen thuộc với đa số gợi ý về một nổi thống khổ của đau đớn và buồn rầu. Tuy nhiên, Brown xác nhận rằng Luca muốn gợi nên “sự căng thẳng tột độ của người lực sĩ mình đầy mồ hôi vào lúc khởi đầu một cuộc tranh tài” (177). Rồi Đức Giêsu đứng lên thôi cầu nguyện chuẩn bị đi vào cuộc tranh tài. Theo một thể văn tương tự khi nghiên cứu sự phục sinh trong Phúc âm của Macco, Brown đề nghị câu hỏi tu từ của các người đàn bà, “Ai sẽ lăn hòn đá ra?” thách thức người đọc xem xét “sự tương phản giữa khả năng con người và uy quyền của Thiên Chúa” (200).
Chuyển qua Lễ Hiện xuống và mùa quanh năm, tác giả liên tục giúp người đọc đánh giá tốt hơn các chi tiết và sự quan trọng thần học của các tường thuật phúc âm. Và, ông nhất quán gợi ý các cứu xét hấp dẫn cho người tuyên đọc và người nghe đương thời của thông điệp. Với Mùa Phục sinh, Brown khám phá Công vụ các Tông đồ. Ông đặt câu hỏi liệu giáo hội ngày nay có tin mình có một điều gì đó “rung chuyển quả đất” để tuyên xưng hay không. Ông đưa ra bốn đặc tích của giáo hội ban đầu—koinonia, kinh nguyện, việc bẻ bánh, và Giáo huấn của các Tông đồ—và đặt ra các câu hỏi vững chắc cho giáo hội ngày nay. Khi ghi nhận làm sao giáo hội đã triển khai một cấu trúc lâu ngày sau Đức Giêsu lịch sử, ông chính đáng gợi lên các câu hỏi về cấu trúc ngày nay. Brown đánh giá cao các căng thẳng gây ra trong thực tế cần thiết của tôn giáo và giáo hội có tổ chức.
Chương kết thúc của bản văn nhìn đến các tuyển chọn từ Phúc âm Gioan. Một lần nữa nó nắm bắt công việc rộng lớn của ông. Tuy nhiên, các viên ngọc thực sự nằm trong các cứu xét thực tế hơn của ông. Trong bản văn kinh thánh mà Đức Giêsu trò chuyện với người đàn bà Samaria. Brown ghi nhận làm sao người đàn bà chuyển hướng dòng đối thoại của Đức Giêsu bằng cách nêu lên một câu hỏi tôn giáo dễ thương về nơi thích đáng để thờ phượng. Bà muốn việc tập chú hướng về một điều gì khác hơn là chính bà. Với điều đó, Brown viết, “Thậm chí ngày nay khi chúng ta tiếp xúc với một ai đó thăm dò cuộc sống của chúng ta, chúng ta thường thành thạo trong việc đưa ra như là chuyện đánh lạc hướng một vài điều cũ rích về tôn giáo để tránh đưa ra một quyết định” (422). Như là một phần trong cấu trúc ba lớp của bản văn, câu chuyện về người đàn ông sinh ra mù lòa nêu rõ nhu cầu của việc tiếp tục lớn mạnh về đức tin. Việc cho Lazarô sống lại gợi nên sự thử thách cuối cùng và minh họa “việc đào sâu đức tin đến từ việc đối mặt với cái chết.” Bản văn cần thời gian. Đức tin cần thời gian. Người đọc dành cho bản văn này thời gian thích đáng sẽ tự đắm mình vào lời được viết ra “để người ta có thể tin.”