Góp phần phục hồi một mảng Văn Học Lục Tỉnh Miền Nam bị bỏ qua hay bị bỏ quên.
tranh bìa của Cát Đơn Sa
● Lời nói đầu
Mục đích công trình biên soạn này là từ việc trình bày một số tác phẩm văn hóa của một thời kỳ, tìm hiểu nếp sống của con người ở vùng đất mới
● Chương mở đầu: Một mảng văn học bị bỏ quên, bỏ qua.
Những ai hiểu biết ít nhiều về văn học Việt Nam thời hiện đại có lẽ ngạc nhiên khi nghe nói đến văn học bằng quốc ngữ ở miền Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khoảng 1865 đến 1930, và thốt ra: Ủa, có thực sao?
● Chương 01: Nho học vùng đất mới.
Một thiên kiến khá phổ biến cho rằng miền Nam Việt Nam, vùng đất mới không còn truyền thống văn hóa dân tộc dựa trên Nho học
● Chương 02: Diễn tiến truyện văn xuôi Quốc ngữ.
I. Truyện Tàu dịch ra quốc ngữ - II. Truyện ta ảnh hưởng truyện Tàu và tiểu thuyết phương Tây về kỹ thuật diễn tả. - III. Truyện ta ảnh hưởng tiểu thuyết phương Tây cả về nội dung và hình thức.
● Chương 03: Lịch sử Việt Nam nhìn từ Miền Nam.
Trong phần này, chúng tôi tìm hiểu lịch sử Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng do các tác giả miền Nam viết. Ngoài ra chúng tôi cũng muốn tìm hiểu sự hình thành các nhóm tôn giáo. Theo chủ trương, chỉ nhận định những gì có tài liệu, đã được đọc, nên ở đây chúng tôi mới nói đến Cao Đài và Công giáo, mà không nói đến Hòa Hảo hay Phật giáo, Hồi giáo... vì lẽ chúng tôi chưa tìm ra những tài liệu đáng kể.
● Chương 04: Buổi sơ khởi Đạo Thiên Chúa ở Miền Nam.
Cũng không phải chỉ có đóng góp về chữ quốc ngữ như vẫn thường được nghe nói, mà có lẽ chính lại là về kho tàng chữ nôm gồm mấy chục ngàn trang nguyên văn viết tay vào thế kỷ XVII được tàng trữ ở các thư viện Âu châu. Kho Nôm Đạo này đáng quý ở chỗ chưa bị sửa chữa như số phận kho Nôm Đời đã bị các vua nhà Nguyễn đặc biệt thời Tự Đức sau định lại mà hiện nay giữ được không còn ở tình trạng nguyên bản vì thế kho Nôm Đạo là tài liệu duy nhất hiện có của chữ viết Việt Nam, thế kỷ XVII các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu về nhiều phương diện: lịch sử, văn học, xã hội học, ngôn ngữ v.v... như nhóm Thanh Lãng, Vũ Văn Kính, Nguyễn Hưng đang làm về một số phương diện ngôn ngữ trong khuôn khổ cộng tác với Ban ngôn ngữ Viện KHXH miền Nam.
Trong phần tìm hiểu miền Nam dựa vào các tác phẩm bằng quốc ngữ mà chúng tôi làm ở đây, những tài liệu Thiên Chúa giáo cũng rất quí - Chẳng hạn tìm hiểu việc di dân lập ấp, làng xã. Có thể tìm thấy những trường hợp cụ thể khi đọc những tài liệu về việc thiết lập các họ đạo, đã được ghi chép một cách chính xác vì địa danh, thời gian, con người thực hiện.
● Chương 05: Cao Đài, Đạo của vùng đất mới.
● Chương 06: Miền Bắc dưới mắt một người miền Nam.
(Qua tập ký Chuyến Đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 của Trương Vĩnh Ký)
● Chương 07: Báo chí và văn xuôi và lý luận.
● Chương 08: Một vài qui luật về sinh hoạt văn hóa ở vùng đất mới.
● Chương 09: Chính sách văn hóa của người Pháp và ảnh hưởng văn hóa Pháp ở miền Nam hồi đầu thuộc địa.
Phụ Lục: Tiểu sử tác giả và đời sống viết văn, viết báo, tình hình ấn loát - phát hành.